Đau xương khớp bả vai là biểu hiện của bệnh lý gì? Có nguy hiểm không? Trên thực tế, chứng đau xương khớp xuất hiện khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở đối tượng nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may,… người phải giữ nguyên 1 tư thế trong nhiều giờ làm việc. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, hãy cùng Nesfaco tìm hiểu thông tin hữu ích dưới đây.
Mục lục bài viết
Đau xương khớp bả vai có phải bệnh lý nguy hiểm?
Đau xương khớp bả vai có phải bệnh lý nguy hiểm? Đau xương bả vai là hiện tượng diễn ra do rối loạn hệ thống thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ. Tùy theo mức độ bệnh khác nhau mà bạn có thể bị đau ở 1 hay 2 bên bả vai. Đôi khi hiện tượng đau nhức còn có thể đau lan sang cổ, gáy, cánh tay,…
Trong một số trường hợp đau nhức kéo dài sẽ dẫn đến cảm giác tê mỏi ở vùng vai bị đau, hoa mắt, ù tai, chóng mặt,… Bạn còn có thể đi đứng không vững nếu như mắc phải chứng bệnh này.
Đau xương khớp bả vai là bệnh lý hoàn toàn không nguy hiểm
Nếu bạn thắc mắc chứng bệnh này có nguy hiểm không thì bệnh lý này hoàn toàn không nguy hiểm. Đây chỉ là chứng bệnh đau nhức thông thường. Tuy nhiên, đau xương khớp sẽ dẫn đến cơn đau khiến người bệnh khó chịu, thậm chí không thể tập trung làm việc. Từ đó gây ảnh hưởng đến đời sống, vận động và quá trình sinh hoạt thường ngày.
>>> Xem ngay: Những biểu hiện của ung thư xương – Cập nhật 2022.
Nguyên nhân dẫn đến đau xương khớp bả vai
Nguyên nhân đau xương khớp bả vai là gì? Có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh này? Một số nguyên nhân phổ biến như sau:
Do sinh hoạt, vận động sai tư thế
Đau xương bả vai thường xuất hiện trong quá trình sinh hoạt, vận động bị sai tư thế. Điều này bắt nguồn từ các tư thế không đúng như:
- Gối đầu cao
- Nằm nghiêng 1 bên
- Nằm co quắp
- Ngồi làm việc trong nhiều giờ đồng hồ không vận động, không thư giãn
Sinh hoạt, vận động sai tư thế dễ dẫn đến đau nhức xương bả vai
Chính điều này khiến cho các cơ vùng cổ vai gáy bị căng cứng và máu lưu thông kém. Ở những người trung niên và cao tuổi khi hệ mạch máu, xương khớp dẫn bị lão hóa sẽ dễ mắc phải triệu chứng hơn so với người trẻ tuổi. Hơn nữa, tình trạng bệnh cũng nặng hơn.
Ngoài ra, những người làm việc lâu trong 1 tư thế như nhân viên văn phòng, công nhân, học sinh,… cũng dễ bị mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên, mức độ đau xương khớp bả vai nhẹ hơn và không xuất hiện thường xuyên.
>>> Xem ngay: Đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì?
Loãng xương
Loãng xương là tình trạng xương khớp cơ thể bị thiếu canxi. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến cho nhiều người bị đau nhức xương khớp. Đặc biệt, phụ nữ từ độ tuổi trung niên trở đi, nội tiết tố nữ suy giảm khiến cho hệ xương khớp suy yếu nhanh chóng. Nguy cơ loãng xương cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương khớp bả vai.
Các dấu hiệu đau xương bả vai do loãng xương gây ra như sau:
- Đau nhức nhối đặc biệt tập trung ở vùng bả vai
- Đau bả vai lan rộng ra vùng gáy gây đau nửa đầu
- Tê mỏi cánh tay, lực tay yếu
- Không thể cầm nắm vật nặng
- Thường xuyên bị chuột rút
Từng bị chấn thương vùng bả vai
Những người từng bị chấn thương vùng bả vai do va đập, té ngã, gãy xương do vận động mạnh, hoạt động thể thao quá sức cũng có thể bị tái phát. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức xương bả vai cho dù bạn đã lành bệnh.
Từng bị chấn thương dễ bị đau xương bả vai
Nguyên nhân chính của vấn đề này đó là người bệnh khi bị chấn thương không dành thời gian để nghỉ ngơi cho lành bệnh và chăm sóc cơ thể. Hơn nữa, họ vẫn làm việc quá sức, khuân vác vật nặng và không có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng. Điều này khiến cho xương bả vai của bạn bị suy yếu sớm và gây đau nhức không mong muốn.
Biện pháp phòng ngừa đau xương khớp bả vai
Vậy làm thế nào để phòng ngừa đau xương khớp bả vai? Theo các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện biện pháp phòng ngừa như sau:
- Ngồi làm việc đúng tư thế: Luôn nguồn làm việc thẳng lưng và ngồi cao, tránh tình trạng khom lưng. Bạn có thể đầu tư ghế chuyên dụng cho dân văn phòng để ngồi làm việc và sử dụng thêm phụ kiện hỗ trợ như đệm lưng, đệm cổ,…
- Không mang vác vật nặng bằng một bên vai: Thực tế có rất nhiều người mắc phải lỗi sai này. Do mang vác vật nặng một bên vai khiến cho xương bả vai phải chịu nhiều áp lực dẫn đến hiện tượng đau nhức. Tốt nhất, khi bê vác vật nặng, bạn cần gập đầu gối để tránh áp lực lên lưng.
- Không ngồi một chỗ quá lâu: Sau 1 – 2 tiếng làm việc liên tục bạn cần đứng dậy thực hiện vươn vai 1 – 2 phút để thư giãn cơ bắp.
Cần phải có biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp, xương bả vai
>>> Xem ngay: Khi mắc bệnh tiểu đường ăn mít được không?
Trên đây, bạn đã biết bệnh lý đau xương khớp bả vai có nguy hiểm không. Về cơ bản, bệnh lý này không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tạo cảm giác đau nhức khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vì vậy, bạn cần chú ý đến bệnh lý này nhé!