Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA hay Dual Energy X – ray Absorptiometry. Đây là phương pháp chuẩn đoán bệnh loãng xương được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Độ chính xác của phương pháp này đạt tỷ lệ từ 85% – 99%. Theo đó, bạn dễ dàng phát hiện mình có mắc các căn bệnh liên quan đến xương khớp hay không và có phương án điều trị phù hợp. Cùng Nesfaco tìm hiểu thông tin hữu ích ngay dưới đây.
Mục lục bài viết
Lợi ích khi đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
Là phương pháp đo loãng xương phổ biến trên thị trường, phương pháp DEXA mang đến rất nhiều lợi ích cho người dùng bao gồm:
- Kỹ thuật đó chỉ phóng ra lượng phóng xạ rất nhỏ, chỉ là 1/ 10 lần so với chụp X – quang ngực tiêu chuẩn và lượng bức xạ tự nhiên 1 người có thể tiếp xúc trong 1 ngày.
- Đây chính là kỹ thuật tốt hàng đầu hiện nay trong việc chuẩn đoán loãng xương và nguy cơ gãy xương.
- Thủ tục thực hiện đơn giản, nhanh chóng và không gây xâm lấn.
- Không cần sử dụng kỹ thuật gây mê.
- Dựa trên kết quả quét DEXA, bác sĩ có thể đưa ra quyết định bạn có cần điều trị loãng xương hay không và sử dụng theo dõi hiệu quả điều trị như mong muốn.
- Kỹ thuật DEXA sử dụng thuận tiện cho cả bệnh nhân và bác sĩ.
Đo loãng xương giúp bạn sớm phát hiện bệnh lý về xương
Nhìn chung, phương pháp DEXA có rất nhiều lợi ích trong y học hiện nay. Phương pháp này mang đến hiệu quả điều trị bệnh tốt cho người bệnh giúp khắc phục chứng bệnh loãng xương thường gặp.
>>> Xem ngay: Đo mật độ xương là gì? 2 phương pháp đo phổ biến.
Những rủi ro không may xảy ra khi đo loãng xương bằng DEXA
Vậy rủi ro gặp phải khi đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA là gì? Bên cạnh nhiều lợi ích đem lại, đo loãng xương bằng DEXA cũng có 1 số rủi ro nhất định như sau:
- Nguy cơ tia X thấp nhưng cần được thông báo cho bệnh nhân trước khi thực hiện. Bạn chỉ nên tiến hành đo loãng xương khí có chỉ định của bác sĩ với điều kiện máy, phòng chì tốt và thao tác được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên kinh nghiệm.
- Thông báo sớm cho bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình mang thai.
- Liều bức xạ hiệu quả của kỹ thuật này dựa trên từng thế hệ máy khác nhau. Vì vậy, bạn nên có sự tìm hiểu và chia sẻ của bác sĩ trước khi tiến hành đo loãng xương.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn quy trình đo cụ thể
Đối tượng nào được chỉ định đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA?
Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA phải có chỉ định của bác sĩ. Những đối tượng được chỉ định tiến hành đo loãng xương như sau:
- Phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh, dưới 65 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi có các yếu tố nguy cơ như từng bị gãy xương sau tuổi 30, gia đình có người từng bị gãy xương, chế độ ăn uống thiếu canxi, hút thuốc lá nhiều, ít vận động, mắc bệnh lý suy thận, cường tuyến giáp,…
- Người đã bị bệnh loãng xương và mong muốn điều trị.
- Phụ nữ mãn kinh hoặc đã cắt buồng trứng trước 40 tuổi.
- Người được điều trị liệu pháp hormon thay thế kéo dài.
- Nam giới có độ tuổi trên 70 tuổi.
- Những người trưởng gặp phải bệnh lý gây mất xương như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, sử dụng corticoid trong thời gian dài,…
- Người sau phẫu thuật thay khớp một thời gian giúp bác sĩ đánh giá và tiên lượng bệnh.
- Kết hợp với lâm sàng đưa ra chuẩn đoán trong trường hợp bệnh nhân bị đau xương, biến dạng cột sống, gãy thân đốt sống,…
Rất nhiều đối tượng người bệnh phải đo loãng xương
>>> Xem ngay: Bệnh gout kiêng ăn gì? 3 nhóm thực phẩm tốt cho bệnh gout.
Theo đó, những đối tượng này nên tiến hành đo loãng xương theo chỉ định của bác sĩ. Nhờ đó giúp phát hiện bệnh loãng xương và các bệnh liên quan kịp thời để có biện pháp điều trị đạt hiệu quả cao.
Quy trình đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
Quy trình đo loãng xương bằng DEXA được thực hiện như sau:
Thiết bị chuẩn bị
- Máy đo loãng xương DEXA, máy tính điều khiển.
- Các đồ dùng để tạo tư thế khi đo.
- Máy in kết quả.
Quy trình đo loãng xương
Quy trình đo loãng xương được tiến hành gồm các bước sau:
- Bước 1: Khởi động hệ thống máy đo, máy tính và nhập thông tin bệnh nhân.
- Bước 2: Đưa bệnh nhân vào vị trí, bộc lộ vùng cần đo, tiến hành lần lượt các điểm đo theo chỉ định. Khi đo hết các điểm, căn chỉnh đúng phổ đo trên hình ảnh thu được.
- Bước 3: Hoàn thành đo loãng xương và đưa bệnh nhân ra khỏi phòng.
- Bước 4: Nhận định kết quả và in kết quả.
Thực hiện đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA phải có chỉ định của bác sĩ
Khi đã đo loãng xương và xác định chỉ số T – Score. Đây là chỉ số chuẩn đoán loãng xương thường dùng. Dựa vào chỉ số này bạn sẽ biết được:
- Xương bình thường: T – Score > = -1
- Thưa xương: -2,5 < T – Score < -1
- Loãng xương: T – Score = < -2,5
- Loãng xương nặng: Bệnh nhân bị loãng xương và có tiền sử gãy xương.
>>> Xem ngay: Bệnh nhân tiểu đường ăn củ sắn được không?
Trên đây, bạn đã biết thông tin hữu ích về phương pháp đo loãng xương DEXA. Đây là phương pháp phổ biến hiện nay được các bệnh viện lớn tin tưởng lựa chọn. Đo loãng xương giúp bạn phát hiện tình trạng bệnh kịp thời và có phương án đều trị phù hợp.