Hạch bạch huyết được biết đến là cơ quan chủ yếu tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể, do đó nó đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống bạch huyết. Vậy cấu tạo và chức năng chính của hạch bạch huyết là gì? Cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết còn có tên gọi khác là hạch lympho. Hạch có dạng bầu dục dẹp, phân bố rải rác xung quanh các mạch bạch huyết. Theo kết quả nghiên cứu, trong cơ thể người có khoảng 500-600 hạch, phân chia đều trên từng vùng cơ thể, trong đó nhiều nhất là ở cổ, nách, bẹn.
Kích thước hạch bạch huyết dao động từ vài mm đến 1–2 cm, bên ngoài là một lớp vỏ dạng sợi được tạo thành từ tế bào nang B ở nang lympho và tế bào T. Còn bên trong hạch bạch huyết là miền tuỷ. Chính bởi cấu trúc bao bọc bởi màng tế bào lưới nên hạch bạch huyết không chỉ hỗ trợ trao đổi vật chất với máu qua tiểu tĩnh mạch, mà còn kích hoạt và phát triển tế bào miễn dịch.
Nhìn chung kích thước và hình dạng của hạch bạch huyết sẽ không giống nhau, có hạch sẽ ở dạng hạt đậu, có hạch hình trứng vỏ xơ…. Từ hạch, sẽ có các mạch bạch huyết nằm ngay vỏ xơ. Rốn hạch nằm ở nơi bị lõm vào trong, đây là vị trí đi vào nhu mô hạch của động mạch và cũng là nơi đi ra của bạch huyết quản.
Vai trò của hạch bạch huyết
Tầm quan trọng của hạch bạch huyết đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể là rất lớn. Có thể nói hạch bạch huyết là cơ quan ngăn chặn các phần tử ngoại lai xâm nhập vào bên trong cơ thể trước khi có cơ hội gây nguy hại. Dĩ nhiên vì tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố có hại nên hạch bạch huyết sẽ dễ bị sưng viêm trong quá trình làm nhiệm vụ.
Sau đây là các chức năng chủ yếu của hạch bạch huyết bạn nên biết:
- Lọc bạch huyết
Một số phần tử lạ như vi sinh vật, tế bào ung thư,… tiềm ẩn rất nhiều bên trong cơ thể, khi đi qua dịch bạch huyết, chúng có thể sẽ được lọc tại các hạch. Nhờ đó giúp loại bỏ tối đa các thành phần lạ và làm sạch bạch huyết hiệu quả trước khi đổ vào hệ thống tuần hoàn.
- Sản xuất và biệt hóa lympho bào
Lympho bào là kiểu tế bào đảm nhận nhiệm vụ quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Thường thì lympho bào được sản xuất rất nhiều ở các nang bạch huyết. Lượng lympho bào càng lớn càng giúp thực hiện nhiệm vụ đi tìm kháng nguyên nhiều cho cơ thể, từ đó bảo vệ sức khỏe con người.
- Sản xuất kháng thể
Kháng thể rất cần thiết đối với cơ thể con người. Khi lympho bào tìm thấy kháng nguyên, nó sẽ tiến hành phân chia và biệt hóa thành các tế bào nhớ và tương bào. Sau đó, tất cả sẽ tập trung di chuyển đến dây tủy và bắt đầu tổng hợp các kháng thể để đưa vào xoang bạch huyết.
Sưng hạch bạch huyết có nguy hiểm không?
Một khi cơ thể mắc các bệnh lý nhiễm trùng hoặc bệnh mang tính đặc trưng, nó sẽ tự động phản xạ lại và sản xuất ra nhiều tế bào miễn dịch hơn bình thường. Số lượng tế bào miễn dịch càng lớn càng làm tăng nguy cơ sưng các hạch bạch huyết. Cũng chính bởi sự kéo theo này mà khi bạn cảm nhận được sự sưng lên của các hạch, cũng chính là lúc cần theo dõi sức khỏe vì có thể đã mắc phải bệnh lý nào đó.
Biểu hiện của sưng hạch bạch huyết
- Dùng tay nhấn vào hạch bị sưng thì thấy đau nhức
- Vị trí hạch bị sưng trở nên nhạy cảm, bạn thấy khó chịu khi di chuyển hoặc chạm vào
- Các hạch sưng ngày càng lớn dần
- Sau một thời gian thì lan rộng ra
- Các hạch sưng mềm
- Sốt kéo dài và không có dấu hiệu giảm
- Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
- Giảm cân ngoài ý muốn
- Đau họng kéo dài
- Khó nuốt hoặc khó thở
Nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng hạch bạch huyết có rất nhiều, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm HIV/AIDS
- Nhiễm trùng nướu và răng
- Mắc bệnh Mononucleosis
- Nhiễm trùng da
- kích ứng cổ họng, viêm amidan
- Rối loạn hệ thống miễn dịch
- Mắc các bệnh ung thư như Ung thư da, ung thư vú, bạch cầu, phổi, dạ dày
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, chlamydia.
Một số phương pháp điều trị sưng hạch bạch huyết
- Phương pháp 1: Điều trị sưng hạch bạch huyết bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus. Cách này chỉ áp dụng đối với trường hợp nhiễm trùng
- Phương pháp 2: Nếu bệnh do vấn đề tự miễn như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp, thì có thể điều trị đặc hiệu
- Phương pháp 3: Với những bệnh ung thư nguy hiểm thì cần phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị liệu
Xem thêm:
Các kỹ thuật y tế dừng chẩn đoán sưng hạch bạch huyết
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh, các bác sĩ thường sẽ áp dụng các kỹ thuật y tế như:
- Xem lại bệnh sử
- Khám sức khỏe tổng quát
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang ngực hoặc chụp CT
- Sinh thiết hạch bạch huyết
Dù như thế nào, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, do đó bạn có thể thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sưng hạch bạch huyết bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất, kiểm soát tốt các căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý, giảm các thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia….
Xem thêm:
Bài viết trên đây là tổng hợp lời giải cho thắc mắc chức năng, cấu tạo của hạch bạch huyết là gì, kèm theo đó chúng tôi còn giúp bạn nhận diện thời điểm hạch bạch huyết bị sưng để phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng các nội dung sẽ có ích cho vấn đề của bạn nhé.