Hoại tử xương khớp háng là căn bệnh đang có xu hướng tăng nhanh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà cả người trẻ cũng dễ mắc bệnh. Căn bệnh này có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với NESFACO nhé!
Mục lục bài viết
Hoại tử xương khớp háng là gì?
Chỏm xương đùi là một thành phần cấu tạo tại khớp háng. Phần chỏm xương đùi có hình dạng 2/3 khối cầu có hướng lên trên và vào trọn. Hoại tử xương khớp háng hay còn gọi la hoại tử chỏm xương đùi hoặc hoại tử vô mạch chỏm xương đùi.
Nguyên nhân của tình trạng bệnh này là do thiếu máu nuôi dưỡng khiến xương hoại tử bị sụn. Ban đầu, chỏm xương sẽ bị thưa dần, hình thành các ổ khuyết xương. Sau đó sẽ dẫn tới gãy xương dưới sụn và cuối cùng gây ra xẹp chỏm xương đùi, mất chức năng khớp háng.
Nguyên nhân gây ra hoại tử xương khớp háng
Hầu hết các trường hợp bị hoại tử xương khớp háng sẽ xảy ra sau một chấn thương mạng như: trật khớp, gãy cổ xương đùi. Chấn thương sẽ gây ra tổn thương trực tiếp mạch máu nuôi dưỡng chỏm xương.
Những tế bào xương bị hoại tử bởi thiếu chất dinh dưỡng và oxygen cùng với một số các nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu như:
Thuốc corticoid: nếu dùng thuốc corticoid liều cao trong một thời gian dài để điều trị các bệnh mãn tính hoặc bệnh hô hấp như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, hen phế quản, các bệnh về máu.
Rượu: nếu uống quá nhiều rượu thì nó sẽ gây ra thì nguyên nhân khá phổ biến, hẹp mạch máu do nhiều mỡ tích tụ lên thành mạch. Chỏm xương bị hoại tử do giảm lượng máu nuôi dưỡng.
Các yếu tố nguy cơ khác như: Gaucher, Lupus ban đỏ, Gout, các bệnh về máu: bệnh hồng cầu lưỡi liềm, ung thư được điều trị hóa chất hoặc xạ trị.
Xem thêm
Triệu chứng của hoại tử xương khớp háng
Trong giai đoạn đầu của hoại tử xương khớp háng, khả năng cao là người bệnh sẽ không thấy triệu chứng gì. Nhưng khi đến giai đoạn bệnh nặng, người bệnh sẽ thường xuyên thấy đau vùng khớp háng, đôi lúc lan xuống vùng đùi.
Ban đầu sẽ là đau khi đứng nhưng sau đó cơ đau sẽ xảy ra kể cả lúc bạn ngồi nghỉ ngơi nữa. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ đau khớp gối mà không đau khớp háng nên dễ bị nhầm là bệnh thoái hóa khớp gối. Lúc này chụp phim X-Quang có thể không thấy biểu hiện gì khác thường.
Khi đến giai đoạn muộn, chỏm xương sẽ bị hư nhiều, gây ảnh hưởng vận động đến khớp háng. Người bị bệnh khi dạng chân sẽ rất khó khăn, thậm chí nhiều người không thể dạng chân để bước lên xe máy được.
Người bệnh sẽ có dáng đi khập khễnh, có khi 2 chân so le nhau. Thời gian từ lúc bắt đầu bệnh đến khi mất chức năng khớp háng có thể là từ vài tháng đến hơn một năm tùy thuộc theo từng người bệnh khác nhau.
Điều trị hoại tử xương khớp háng như thế nào?
Khi bị hoại tử xương khớp háng, bạn cần áp dụng một số phương pháp điều trị nếu không phẫu thuật. Thực tế, lựa chọn cuối cùng khi bị bệnh này chính là phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng kèm: thuốc, các bài tập vận động, nghỉ ngơi, dùng nạng…
Người bệnh nếu khám ở giai đoạn sớm sẽ có nhiều phương pháp điều trị để bảo tồn được chỏm xương đùi. Một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo như:
Điều trị bảo tồn
Thực tế, phương pháp điều trị bảo tồn sẽ cho kết quả không cao. Người bệnh sẽ không hiểu được diễn tiến của bệnh. Sau khoảng 2 năm, 85% chỏm sẽ bị lún.
Điều trị bằng thuốc
Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc: giãn mạch, chống hủy xương, chống rối loạn chuyển hoá lipid nhưng hiệu quả cũng không quá khả quan.
Điều trị bằng kích thích điện
Việc điều trị bằng kích thích điện sẽ hỗ trợ làm tăng khả năng sinh xương, tân tạo mạch máu. Theo nghiên cứu của rất nhiều trường hợp áp dụng cách này thì có khoảng 80% ca bệnh duy trì được hình dạng chỏm.
Thế nhưng phương pháp này cũng chưa thực sự phổ biến bởi chưa xác định được rõ liều dùng, thời gian điều trị. Cách này cũng có thể áp dụng chung với các phương pháp khác.
Điều trị phẫu thuật
Với phương pháp phẫu thuật hoại tử xương khớp háng, các bác sĩ sẽ lấy một phần lõi của xương, kích thích mọc xương lành và mạch máu mới.
Ghép xương mác có cuống mạch
Với phương án ghép xương mác có cuống mạch, bạn có thể áp dụng các cách như:
Tạo lại hình dạng của xương bằng cách lấy bỏ một mẩu xương hình nêm phía trên hoặc phía dưới nơi khớp xương chịu trọng lượng của cơ thể. Việc này sẽ giúp giảm gánh nặng cho xương bị tổn thương, giúp lùi lại việc thay khớp.
Thay khớp háng nhân tạo: nếu như chỏm xương bị xẹp thì cần phải tiến hành mổ thay bằng các bộ phận chất tổng hợp hoặc kim loại. Đây chính là phương pháp cuối cùng để bệnh nhân có thể đi lại mà không đau. Nhưng nhược điểm của cách này là thời gian sống còn của khớp nhân tạo ngắn.
Nếu người càng trẻ càng thì lại càng dễ bị hư khớp sớm. Phương pháp này chỉ nên áp dụng ở giai đoạn muộn khi mọi phương pháp khác đã thất bại.
Hy vọng những thông tin trên đã làm rõ băn khoăn hoại tử xương khớp háng là gì và điều trị thế nào. Hãy nghe tư vấn của bác sĩ để chăm sóc sức khỏe thật tốt nhé.
Hãy liên hệ để được tư vấn
Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com