Rất nhiều chị em có gửi đến chúng tôi với chung một nỗi niềm rằng “đang bị tiểu đường có nên mang thai không, có nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi hay không”. Hiểu được lo lắng đó, chuyên gia của chúng tôi đã sẽ cùng giải đáp rõ ràng về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
“Tôi năm nay 35 tuổi, do di truyền nên độ tuổi này tôi đã bị tiểu đường rồi. Vợ chồng tôi dự định có em bé trong năm nay nhưng do tôi tìm hiểu thì biết bệnh tiểu đường nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và em bé nữa. Rất nhiều chị em không hề bị bệnh trước đó nhưng khi có thai lại bị còn tôi vốn đã bị sẵn nên tôi càng sợ hơn. Bác sĩ tư vấn giúp tôi có nên sinh em bé trong giai đoạn này không ạ?”
(Kiều Mỹ Trinh -25 tuổi-TPHCM)
Chuyên gia tư vấn:
Chào chị Trinh, rất thông cảm với căn bệnh chị đang gặp phải. Đúng như chị nói tiểu đường là bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên chị vẫn có thể trải qua quá trình có em bé an toàn nếu biết cách bảo vệ sức khỏe của mình.
Mục lục bài viết
Tiểu đường có nên mang thai không?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai bình thường như bao người khác mà không quá cần lo lắng. Bằng cách trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết và áp dụng đúng cách, bạn hoàn toàn có thể trải qua qua giai đoạn thai kỳ một cách an toàn nhất.
Nếu vợ và chống đều bị tiểu đường thì phần trăm di truyền sang con khá lớn trên 14%, tuy nhiên nếu một trong hai người mắc bệnh thì khả năng sẽ thấp hơn rất nhiều. Vì vậy không cần nên suy nghĩ quá nhiều mà hãy dành thời gian đó để chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt.
Kiểm soát đường huyết việc làm quan trọng nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh, nếu đường huyết luôn ở mức ổn định thì sẽ không nguy hiểm cho mẹ và bé. Ngược lại, nếu để đường huyết thay đổi đột ngột hay liên tục tăng cao thì hãy coi chừng, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi trong bụng cũng như tính mạng của mẹ cũng bị đe dọa.
Tóm lại, phụ nữ khi mắc phải tiểu đường hoàn toàn có thể mang thai nếu bệnh tình không diễn biến quá nặng. Nhưng tuyết đối không nên chủ quan, cần thăm khám và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên- đó là cách bảo vệ mẹ và bé tốt nhất.
Chuẩn bị gì cho việc mang thai?
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng sức khỏe trở nên xấu hơn, lượng đường huyết được đảm bảo ở mức tiêu chuẩn giúp em bé của bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.
1. Kiểm tra sức khỏe khi có kế hoạch mang thai
Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị có em bé là bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng quát, đặc biệt là các bộ phận liên quan đến chứa năng sinh sản và lưu ý vào cũng mối lo lắng của bạn để nhận được sự giúp đỡ tốt nhất từ bác sĩ.
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên là việc bạn nên làm, chọn một bác sĩ chuyên khoa để có thể tư vấn và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình mang thai.
Nếu bạn chưa mắc phải căn bệnh này thì chỉ cần phòng ngừa chúng hiệu quả còn nếu đang bị bệnh thì nên thăm khám chi tiết, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng hoặc phương pháp điều trị bệnh phù hợp và không ảnh hưởng đến thai nhi.
THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT
2. Tìm hiểu kỹ các kiến thức cần thiết
Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh tiểu đường và quá trình mang thai, tất cả sẽ không thừa cho bạn. Hãy trở thành một bà mẹ thông thái, biết lựa chọn những gì tốt nhất cho sức khỏe của mình và chào đón con yêu.
Ngoài việc đọc sách và tìm kiếm thông tin trên mạng, bạn có thể tham gia các câu lạc bộ dành cho các bà mẹ bỉm sữa hoặc đăng kí tham gia các khóa học cho phụ nữ mang thai.
3. Kiểm soát đường huyết thường xuyên
Đây là cách tốt nhất để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Để quá trình mang thai diễn ra an toàn bạn phải kiểm soát lượng đường huyết ổn định trong vài tháng trước khi mang thai. Tất cả các bộ phận của thai nhi sẽ hình thành sau khi thụ thai, nếu trong giai đoạn này đường huyết của tăng tăng cao thì khả năng sẩy thai và dị tật thai nhi là không thể tránh khỏi.
4. Chế độ ăn uống sinh hoạt
Ăn uống sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định huyết áp, hãy lên cho mình một thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh. Các thực phẩm nên ăn là rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, sữa tách đường tách béo và các thực phẩm cần tránh xa là tinh bột, chất đường ngọt, đồ dầu mỡ, …
Nếu có thể, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng để có một có một chế độ ăn uống tốt cho bệnh tiểu đường nhưng vẫn bảo đảm đủ chất dinh dưỡng cho em bé.
5. Tập thể dục phù hợp
Cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu bạn có thói quen vận động mỗi ngày, hoạt động thể chất là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng và phù hợp, trong trường hợp bạn không thường xuyên vận động thì hãy bắt đầu từ những bài tập đơn giản nhất sau đó tăng lên từ từ.
Những thông tin trên đây hy vọng sẽ thật hữu ích cho bạn giải đáp thắc mắc “tiểu đường có nên mang thai“. Có bắt kì thắc mắc nào vệ bệnh, hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline bên dưới hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com