Giải Đáp Thắc Mắc Tiểu Đường Có Được Uống Nước Dừa Hay Không?

Lâu nay nước dừa vẫn là đồ uống ưa chuộng của nhiều người. Vị ngọt nhẹ thanh mát nơi cổ họng cùng chút thơm dịu nhẹ làm say đắm bao tín đồ ăn uống. Nước dừa cung cấp nhiều khoáng chất và chất có lợi cho sức khỏe. Có thông tin cho rằng nước dừa chứa nhiều chất xơ có lợi cho người mắc bệnh đái tháo đường. Liệu rằng, thông tin này có thật sự chính xác hay không? Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường có được uống nước dừa không? Khám phá bài viết cùng NESFACO để có những tri thức chính xác nhất bạn nhé!

Mục lục bài viết

Nước dừa chứa những chất dinh dưỡng nào?

Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới, thuận lợi cho nhiều loại cây trái phát triển trong đó có dừa. Nước dừa được lấy sau khi đã đục hết lớp vỏ cứng bên ngoài. Loại nước uống này xuất hiện khắp nơi, trên vỉa hè các nhà hàng, nhà ăn…Nên chọn những quả dừa non vì khi đó cùi mỏng, nước nhiều và thơm ngon hơn. Dừa già thì có vị chua, cùi dày và khó uống.

Nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe
Nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng có ở nước dừa là khác nhau tùy vào khu vực trồng và điều kiện tự nhiên. Theo nghiên cứu, thông thường 100ml nước dừa sẽ chứa từ 3 – 4g đường, 1g Protein. Hàm lượng chất béo ít, ở khoảng dưới 0,5g. Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng như muối khoáng, canxi, kali…

>>> Đọc ngay: Giải Đáp Uống Nước Ngọt Nhiều Có Bị Tiểu Đường Không Nhanh Nhất?

Nhiều người băn khoăn hàm lượng đường 3 – 4g/100ml nước nguyên chất có thể gây nguy cơ  tăng lượng đường trong máu. Có thể nói, chỉ số này rất thấp nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết và các vấn đề tim mạch.

Tiểu đường có được uống nước dừa hay không?

Ưu điểm của nước dừa là chứa ít calo và chất béo, cung cấp nhiều vitamin và chất xơ. Đây là những chất dinh dưỡng rất có lợi để tăng cường sức đề kháng cho con người. Nhiều người thắc mắc tiểu đường có được uống nước dừa không? Nhiều báo cáo chỉ ra chất xơ, natri, canxi,…trong nước dừa có khả năng ổn định đường huyết và đẩy lùi các biến chứng bệnh tiểu đường. Có thể khẳng định, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có thể uống nước dừa. Lý do là vì:

Người mắc bệnh tiểu đường có thể uống nước dừa
Người mắc bệnh tiểu đường có thể uống nước dừa
  • Các chất kali, acid lauric trong nước dừa ổn định huyết áp, tăng cường cholesterol tốt bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó còn giúp đẩy lùi nguy cơ các bệnh như  tim mạch, tiểu đường.
  • Ưu điểm ít calo và chất béo rất hiệu quả để giảm cân, đốt cháy mỡ thừa. Cơ thể khỏe mạnh, và có được eo thon dáng đẹp. 
  • Uống nước dừa để quá trình lưu thông máu của hệ tuần hoàn diễn ra tốt hơn. Các khoáng chất đẩy lùi các cục máu đông để cơ thể dẻo dai, sảng khoái.
  •  Chất xơ, axit amino làm cản trở quá trình hấp thụ đường. Vì vậy mà duy trì được lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tiến tới xóa bỏ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa cũng cải thiện và tăng cường sức khỏe.

Chú ý bệnh nhân tiểu đường khi uống nước dừa 

Với câu hỏi tiểu đường có được uống nước dừa, chắc chắn các bạn đã có được câu trả lời là có thể uống. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một vài vấn đề để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Không nên uống quá nhiều nước dừa mà chỉ hấp thụ với lượng vừa phải. Uống nước ở trạng thái nguyên bản là tốt nhất, không nên cho thêm đường hay bất kỳ chất nào khác. 

Mẹ bầu không nên uống nước dừa khi bị tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu không nên uống nước dừa khi bị tiểu đường thai kỳ

Đối với trường hợp những người bị huyết áp thấp, đau khớp, tiểu đường trong thời gian thai kỳ thì cần tránh xa việc uống nước dừa. Không ăn cùi dừa bởi chất béo trong nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng nước dừa, các bạn cũng có thể uống các loại nước khác. Dưới đây là danh sách liệt kê cho bạn tham khảo:

  • Nước lọc: Là lựa chọn hoàn hảo nhất cho bệnh nhân bị tiểu đường. Nước lọc là thức uống tinh khiết nhất, không đường, không béo, vừa bổ sung khoáng chất, vừa thanh lọc cơ thể. Nên uống đủ 2 lít/ngày để đủ nước cho cơ thể.
  • Nước trà: Tỉnh táo cơ thể, lấy lại năng lượng cho ngày mới. Nên dùng trà không đường để tránh gây ra sự biến đổi xấu trong nồng độ đường huyết. 
  • Nước trái cây: Bổ sung chất xơ, chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chú ý uống loại nước trái cây có chứa ít calo và hàm lượng đường.
  • Cà phê đen: Không nên cho kem và đường vào cafe. Nhưng nếu chưa hợp khẩu vị thì bạn có thể cho thêm một ít đường dành cho người tiểu đường. 
  • Nước chanh: Vắt lấy cốt chanh và hòa cùng nước, một chút đường nhân tạo sẽ làm nên thức uống tuyệt vời. Để tăng thêm hương vị và độ ngon miệng, bạn có thể cho thêm lá bạc hà, húng quế…

Kết luận

Vấn đề tiểu đường có được uống nước dừa hay không? Câu trả lời là có song tùy thuộc vào lượng nước uống bạn hấp thụ mới đánh giá được là tốt hay xấu.

Sử dụng với lượng vừa phải 250ml nước/lần sẽ cho ra kết quả tốt nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tiểu Đường Có Uống Được Cà Phê Không Và Những Điều Cần Biết

Cùng với đó, nếu muốn sở hữu những sản phẩm chất lượng đến từ thiên nhiên, hãy đến với NESFACO. Chúng tôi nghiên cứu và phát triển các loại thuốc Nam trên dây chuyền hiện đại.

Phân phối sản phẩm trên cả nước giải quyết các vấn đề bệnh mãn tính như tiểu đường, ổn định lượng đường trong máu…. Liên hệ với NESFACO ngay để sở hữu những dịch vụ tiện ích và sản phẩm tốt nhất:

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button