Tiểu đường có uống rượu bia được không?

Tiểu đường có uống rượu bia được không? Người mắc bệnh tiểu đường được khuyên nên tránh tuyệt đối việc sử dụng rượu bia. Tuy nhiên, trong một số tình huống giao tiếp xã hội, uống rượu bia là điều không tránh khỏi. Vậy thức uống có cồn này gây ra những tác hại nào và đâu là những nguyên tắc cần nắm để việc sử dụng rượu bia trở nên an toàn hơn. Cùng NESFACO tìm hiểu chi tiết hơn thông qua nội dung sau.

Mục lục bài viết

Đôi nét về rượu bia

Thành phần có trong bia rượu

Trong rượu bia có chứa thành phần chính là ethanol

Thành phần chính có trong rượu bia và các thức uống có cồn là ethanol. Ethanol có công thức hóa học C2H5OH là một chất có khả năng ức chế hoạt động não bộ cũng như hệ thống thần kinh trung ương. Khi uống với lượng ít hoặc không thường xuyên, rượu bia không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi sử dụng rượu bia quá nhiều hoặc quá thường xuyên, người uống dễ bị nghiện và gây ra những ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe.

Ảnh hưởng của bia rượu

Sự tác động của bia rượu đến sức khỏe tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: lượng rượu bia sử dụng, tốc độ uống, thể trạng người uống, giới tính, nồng độ cồn bia rượu,… Thông thường, khi dùng bia rượu, sự chuyển tải thông tin đến các bộ phận cơ thể sẽ chậm trễ. Đây cũng là lý do tạo ra cảm giác hưng phấn, sảng khoái và dễ mất thăng bằng. Đôi lúc, người dùng quá nhiều bia rượu còn không kiểm soát được hành động, phản ứng chậm hơn so với lời nói, hoa mắt và nôn mửa.

>>Có thể bạn quan tâm: Bệnh nhân tiểu đường có ăn được cua không?

Tiểu đường có uống rượu bia được không?

Tác hại chung khi sử dụng bia rượu

Sử dụng rượu bia có hại cho sức khỏe

Khi sử dụng nhiều rượu bia trong thời gian ngắn, người uống dễ rơi vào trạng thái đau đầu, buồn nôn, bủn rủn tay chân thậm chí ngừng thở và bất tỉnh. Đối với các trường hợp lạm dụng bia rượu lâu ngày còn có nguy cơ cao dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh, hệ tiêu hóa, tuần hoàn, bệnh lý về da, tim mạch,…Ví dụ như chứng đau, viêm loét dạ dày, xơ gan, mất trí nhớ, chứng đau đầu kéo dài, rối loạn tim,…

Tiểu đường có uống rượu bia được không?

Ở người khỏe mạnh, trung bình mỗi giờ gan có thể phân hủy được một ly rượu, lượng còn lại sẽ được phụ trách xử lý bởi phổi, thận, da và thông qua mồ hôi, nước tiểu. Có thể nói, ở người mắc bệnh tiểu đường, các thành phần có trong bia rượu sẽ gây ức chế quá trình sản xuất glycogen tại gan và từ đó gây hạ đường huyết.

Tuy nhiên, đối với các loại rượu có hàm lượng đường cao, uống rượu sẽ góp phần làm tăng đường huyết, khiến bệnh trạng diễn biến nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, khi bị tiểu đường, người bệnh cần hạn chế tối đa lượng rượu bia sử dụng, một số trường hợp còn bị cấm sử dụng hoàn toàn để đảm bảo an toàn.

Nguyên tắc uống bia rượu đối với người tiểu đường

Tiểu đường có uống rượu bia được không?

Tiểu đường có uống rượu bia được không? Nhiều trường hợp người mắc bệnh tiểu đường vẫn được sử dụng bia rượu nhưng cần hạn chế tối đa. Đúng vậy, vì lý do công việc, xã giao, sử dụng rượu bia là điều khó tránh khỏi, và bệnh nhân tiểu đường vẫn có cách để giúp bản thân được an toàn hơn. Cụ thể:

Kiểm tra đường huyết trước khi dùng rượu bia

Trước các bữa tiệc, để an toàn, người bệnh nên kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết tại nhà để đảm bảo rằng cơ thể đang trong trạng thái ổn định. Khi chỉ số huyết áp thấp nên tránh dùng rượu bia bởi glucose tại gan có thể bị ức chế phân tách khiến huyết áp hạ đột ngột.

Chỉ uống rượu bia khi đã ăn

Nguyên tắc áp dụng cho cả người tiểu đường và người khỏe mạnh là tránh uống rượu bia khi bụng đang đói. Cần ăn lót dạ hoặc ăn vừa nó trước khi uống các thức uống này bởi chúng có thể khiến khả năng hấp thu chậm hơn. Song song đó, glycogen cũng bị ức chế phân tách sẽ rất dễ dẫn đến việc hạ đường huyết đột ngột khiến người bệnh có thể bị ngất xỉu hoặc cảm thấy choáng váng, buồn nôn và đau đầu dữ dội.

Tránh dùng bia rượu khi đang điều trị bằng thuốc

Chỉ nên dùng rượu bia khi đã ăn no

Tác dụng của nhiều loại thuốc trị tiểu đường là kích thích tế bào tuyến tụy tiết insulin (sulphonylureas, megglitinides). Khi uống bia rượu cùng lúc sử dụng thuốc rất dễ xảy ra tình trạng hạ huyết áp đột ngột gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trong trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh còn có thể gặp phải di chứng nặng thậm chí dẫn đến tử vong. Đặc biệt, các dấu hiệu của hạ đường huyết và say rượu khá tương đồng nhau, chính vì thế rất dễ gây tạo tâm lý chủ quan cho người xung quanh.

>>Có thể bạn quan tâm: Ăn Trái Cây Buổi Tối Có Tốt Không?

Nên uống ít, uống chậm

Khi sử dụng rượu bia, chỉ nên uống lượng vừa phải, hạn chế tối đa và nên uống chậm, đây cũng là một giải pháp giúp giảm đi sự ảnh hưởng của bia rượu đối với bệnh nhân tiểu đường.

Kết luận

Nói chung, bệnh nhân tiểu đường có uống rượu bia được không? Khi bị tiểu đường tốt nhất không nên uống rượu bia hoặc chỉ nên uống từ 1 đến 2 suất (mối suất tương đương 330ml bia hoặc 100ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh). Hy vọng những chia sẻ từ NESFACO mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button