Khi nói đến mỡ máu, chúng ta sẽ thường nghe đến cụm từ Triglyceride. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Triglyceride là gì và nó nói lên điều gì. Khi chỉ số Triglyceride thay đổi thì có ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe. Tất cả những vấn đề này sẽ được Nesfaco giải đáp qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu thực chất Triglyceride là gì?
Triglyceride là chất béo chiếm tỉ lệ khoảng 95% tổng lượng chất béo tiêu thụ mỗi ngày qua ăn uống. Thành phần này thường được tìm thấy trong máu thông qua việc thực hiện xét nghiệm. Triglyceride khi đi vào cơ thể sẽ được lưu trữ trong các tế bào mỡ và được giải phóng để cung cấp năng lượng cho cơ thể giữa các bữa ăn.
- Khi nồng độ Triglyceride dưới 150 mg/dL hoặc dưới 1,7 mmol/L là bình thường
- Chỉ số Triglyceride ở mức 150 – 199 mg/dL (1,8 – 2,2 mmol/L) là ranh giới cao Triglyceride 200 – 499 mg/dL (2,3 – 5,6 mmol/L) là ở mức cao
- Triglyceride trên 500mg/dL (trên 5,7 mmol/L) là rất cao
Để có thể biết được chỉ số Triglyceride bao nhiêu, bạn cần phải làm xét nghiệm lipid máu. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của cơ thể. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, bạn cần phải nhịn ăn trước đó khoảng từ 9 – 12 giờ. Đặc biệt, bạn không được uống bia rượu hay hút thuốc lá và không nên ăn ngọt.
Triglyceride tăng cao gây nên những biến chứng gì?
>>> Nên đọc thêm: Cách Giảm Mỡ Máu Nhanh Khẩn Cấp Thông Qua Chế Độ Ăn Uống
Chỉ số Triglyceride tăng cao sẽ gây nên rất nhiều vấn đề, cụ thể là những biến chứng sau đây:
Tiểu đường
Triglyceride tăng cao sẽ đi kèm với bệnh tiểu đường. Khi chỉ số này tăng cao sẽ khiến cho bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn nhiều lần. Lúc này, một số người lựa chọn sử dụng thảo dược BEPHARIN. Đây là sản phẩm của Nesfaco có công dụng làm giảm mỡ máu và ổn định đường huyết. Tuy nhiên, trước khi sử dụng sản phẩm này, mỗi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Viêm tụy
Khi Triglyceride tăng cao sẽ khiến cho tụy bị sưng và gây nên các triệu chứng như đau bụng, sốt, nôn mửa,… Nếu dịch tiêu hóa mà bị rò rỉ ra bên ngoài tuyến tụy thì sẽ gây nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng.
Bệnh tim
Thêm một biến chứng không thể tránh khỏi nữa đó là bệnh tim. Khi Triglyceride tăng lên sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Lượng chất béo tích tụ trong máu tăng cao sẽ gây nên cản trở cho việc mang oxy đến tim. Điều này vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng của con người.
Đột quỵ
Khi máu lên não bị thiếu thì sẽ rất dễ gây nên biến chứng đột quỵ. Tình trạng này thường xảy ra ở những người phụ nữ lớn tuổi. Hầu hết những ai khi bị đột quỵ đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cơ thể và cả tính mạng.
Ngoài ra, khi nồng độ Triglyceride tăng cao còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của gan, gây mất trí nhớ và động mạch ở chân.
>>> Xem ngay: Cách Làm Giảm Mỡ Máu Trong 6 Tuần Hiệu Quả
Làm thế nào để kiểm soát chỉ số Triglyceride ở mức ổn định?
Bạn lo sợ chỉ số Triglyceride tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên áp dụng những giải pháp sau đây để kiểm soát.
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn
Một trong những giải pháp cơ bản mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng đó là luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc này sẽ giúp giảm Triglyceride trong cơ thể. Bạn có thể lựa chọn bộ môn phù hợp yêu thích. Hoặc nhân viên văn phòng có thể tận dụng đi bộ tại chỗ hoặc leo cầu thang mỗi ngày.
Hạn chế các thực phẩm có đường và carbohydrate
Những thực phẩm chứa carbohydrate và đường khi vào cơ thể sẽ làm tăng Triglyceride. Do đó, bạn cần hạn chế ăn những loại thức ăn này. Như vậy, nồng độ chất béo sẽ được giữ ở mức ổn định.
Hạn chế ăn uống sau khoảng 8h tối
Thời điểm ăn tối tốt nhất là trước 7h và không nên ăn sau 8h. Lúc này, khi thực phẩm vào bên trong sẽ rất khó hấp thu. Do đó, chất béo sẽ dễ đọng lại thành mạch khiến cho Triglyceride tăng cao.
Không nên thức khuya
Việc thức khuya sẽ khiến cơ thể bị mất ngủ, ảnh hưởng đến tuyến thượng thận và đồng thời khiến cho nồng độ Triglyceride tăng lên.
Nên kiên trì giảm cân
Cân nặng vượt mức ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của cơ thể. Nếu bạn không thực sự nghiêm túc giảm cân thì sẽ khiến cơ thể mắc phải nhiều bệnh khác nhau. Một trong số đó chính là bệnh máu nhiễm mỡ.
Ngoài ra, bạn cần phải uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ để có thể kiểm thành phần này ở mức ổn định.
Lời kết
Qua những chia sẻ trên từ NESFACO, chắc hẳn mỗi người đã phần nào hiểu được Triglyceride là gì và ảnh hưởng của nó khi tăng cao. Mong rằng, mỗi cá nhân sẽ biết cách áp dụng các giải pháp để kiểm soát nồng độ của thành phần này trong cơ thể để đảm bảo sức khỏe tốt. Đừng quên đón đọc những bài viết hay về bệnh lý rối loạn mỡ máu tại website của chúng tôi mỗi ngày. NESFACO luôn cập nhật những kiến thức hay, bổ ích để cả nhà tham khảo.