Bệnh mỡ trong máu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Người bệnh cần tái khám định kỳ, tập thể dục, ăn kiêng đủ thứ để không làm tăng lượng mỡ trong máu. Đồng thời, nhiều người còn chọn cho mình phương pháp uống thuốc giảm mỡ máu nhanh chóng. Vậy uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không? Cùng NESFACO chia sẻ đến bạn những nguy hại, lợi ích khi uống thuốc giảm mỡ máu ngay sau đây.
Mục lục bài viết
Thuốc giảm mỡ máu có cơ chết hoạt động là gì?
Khi đến với các cơ sở y tế, bạn sẽ được các bác sĩ bán thuốc giảm mỡ máu. Nếu dùng theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn giảm bệnh mỡ máu hiệu quả. Hầu hết các loại thuốc giảm mỡ máu bán ra đều mục đích là giảm lượng cholesterol trong máu. Trong thành phần thuốc bao gồm các statin ức chế nhóm HMG – CoA, trì hoãn sản sinh ra cholesterol.
Bên cạnh đó, thuốc giảm mỡ máu còn giúp cơ thể tăng thêm lượng LDL Cholesterol, có ích cho người bệnh. Khi dùng thuốc hạ lipid máu, bạn còn hạn chế được nguy cơ về bệnh tim mạch, gan. Thuốc giảm mỡ trong máu thường được bác sĩ khuyên dùng như resin, acid mật, niacin, statin, … Trong đó, loại thuốc statin được ưu tiên chọn, vì chúng hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên, vẫn tuỳ vào cơ địa, sự phù hợp đối với từng người để chọn loại thuốc tốt.
Tìm hiểu uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không để bạn nắm rõ được phương thức sử dụng hiệu quả. Mặt khác, thuốc điều trị giảm mỡ máu còn giúp cơ thể loại bỏ bớt chất béo, kể cả trong máu. Lượng cholesterol toàn phần giảm rõ rệt khi sử dụng thuốc trong thời gian ngắn.
>>> Nên đọc qua bài viết: Chuẩn Bị Xét Nghiệm Mỡ Máu Gồm Những Gì?
Uống thuốc hạ mỡ máu có thể dẫn đến tác dụng phụ nào?
Dùng thuốc giảm mỡ máu trong thời gian ngắn có hiệu quả thì tốt. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài không giảm mỡ trong máu thì bạn nên ngừng. Nếu không, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị tác dụng phụ bởi thuốc gây ra. Với gan và mật, thuốc giảm mỡ máu có thể gây ra rối loạn chức năng, nhiều hơn số lượng men gan. Thậm chí, thuốc có thể gây nên hoại tử tế bào gan. Đặc biệt, nếu dùng thuốc giảm mỡ máu mà lượng men gan tăng gấp 3 lần ban đầu, không nên uống nữa. Trường hợp uống thuốc mà có những triệu chứng chóng mặt, đau đầu, nôn ói, báo ngay đến bác sĩ để có phương án kịp thời.
Với hệ tiêu hoá, bạn uống thuốc giảm mỡ máu gây nên rối loạn, đầy hơi, khó tiêu, … Trường hợp này xảy ra với mọi loại thuốc, không trừ khả năng nào. Riêng với hệ thần kinh, tác hại khi dùng thuốc có thể dẫn tới hay quên, dễ bị chuột rút, sưng mạch. Mặt khác, thuốc cũng làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, thậm chí là nổi mề đay, Tuy nhiên, đó chỉ là với trường hợp xấu nhất, không phải ai cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu do thuốc. Khả năng cao sẽ diễn ra với người uống một lúc nhiều loại thuốc giảm mỡ máu. Hoặc người có tiền sử về bệnh gan hay thận từ trước đó.
Sử dụng thuốc giảm mỡ máu cần lưu ý
>>> Có thể bạn quan tâm thêm: Tổng Hợp Một Số Loại Trà Giảm Mỡ Máu Hiệu Quả Hiện Nay
Bây giờ thì bạn đã biết uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không rồi đúng chưa nào? Khi bạn chỉ bị nhiễm mỡ trong máu nhẹ, và không hề có tiền sử các căn bệnh nguy hiểm khác. Lúc này, bạn chỉ cần sử dụng thuốc giảm mỡ máu theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp ăn uống hợp lý. Hoặc đối với phụ nữ mang thai, hay có con nhỏ chỉ cần uống fibrate là đủ. Khi bạn uống thuốc giảm mỡ máu, hiệu quả nhất là dùng trước và sau bữa ăn. Trong quá trình dùng thuốc hãy kèm theo tập thể dục và chế độ ăn phù hợp với bệnh.
Mặt khác, người bệnh không nên ăn mỡ động vật, sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu. Thực phẩm nên ăn là rau, củ, quả, đậu, ngũ cốc nguyên cám, … Cần chú ý, trong quá trình uống thuốc giảm mỡ máu bạn không nên ăn bưởi, sẽ làm mất hiệu quả. Bạn nên kết hợp uống statin cùng amiodarone, saquinavir, … Để ngăn ngừa trường hợp xấu nhất khi dùng thuốc giảm mỡ máu, bạn nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy cập nhật đầy đủ những loại thuốc bạn đã dùng cho bác sĩ nếu có dấu hiệu dị ứng.
Đối với việc tập thể dục hàng ngày, bạn nên chọn những động tác nhẹ nhàng, và tăng dần cường độ. Nếu một lúc bạn tập nhiều bài sẽ gây nên hiện tượng đau cơ, nhức mỏi cơ thể. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia nếu đang bị máu nhiễm mỡ. Hầu hết, các loại thuốc giảm mỡ máu đều sẽ gây nên tác dụng phụ, vì vậy bạn hãy tránh uống thuốc không nguồn gốc.
Kết bài
Trên đây là tất cả thông tin về uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không mà NESFACO chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có đủ kiến thức trong việc dùng thuốc trị mỡ máu. Song song với việc uống thuốc, bạn nên tái khám và làm theo hướng dẫn bác sĩ để có phương án điều trị tốt. Bạn đang tìm kiếm phương pháp chữa trị mỡ máu tốt? Liên hệ ngay NESFACO để được tư vấn nhanh chóng.