Máu đặc là một trong những bệnh lý khó gặp nhất hiện nay. Hầu hết bệnh máu đặc không có triệu chứng gì cho đến khi bệnh nhân gặp phải một số chấn thương hoặc là các xét nghiệm chuyên sâu. Vậy bị bệnh máu đặc phải làm sao? Điều trị bệnh như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết của Ondinhtieuduong.com để tìm câu trả lời nhé!
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về bệnh máu đặc
Bệnh máu đặc có thể do nhiều yếu tố dẫn đến đông máu quá mức. Điều này khiến lưu lượng máu trong cơ thể bị hạn chế hoặc tắc nghẽn. Các cục máu đông có thể di chuyển đến các động mạch hoặc tĩnh mạch ở não, tim, thận, phổi và các chi. Điều này có thể khiến bệnh nhân đau tim, đột quỵ, tổn thương các cơ quan trong cơ thể hoặc thậm chí tử vong.
>>> Xem thêm: 3 Bệnh Thiếu Máu Tán Huyết Thường Gặp, Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu đặc
Để trả lời được câu hỏi máu đặc phải làm sao chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này:
Yếu tố di truyền
Bệnh máu đặc còn có thể do di truyền, ít phổ biến hơn. Những khiếm khuyết về máu thường xảy ra do thiếu hụt các protein cần thiết cho quá trình đông máu. Một số đối tượng có thể bị bệnh máu đặc như:
- Các thành viên trong gia đình bị đông máu nguy hiểm
- Tiền sử cá nhân về cục máu đông lặp lại trước 40 tuổi
- Tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân
Các yếu tố rủi ro khác
Ở một số người bệnh xảy ra tình trạng hình thành cục máu đông ở các khu vực cụ thể của cơ thể ví dụ như:
Tình trạng đông máu quá mức trong tim và não:
Tình trạng máu đặc trong tim và não có thể do một số nguyên căn sau:
- Xơ vữa động mạch: Đây là một căn bệnh khiến cho mảng sáp xơ vữa bám tích tụ bên trong động mạch của bạn. Sau khi bị vỡ, các tiểu cầu kết tụ lại với nhau tạo thành cục máu đông tại vị trí tổn thương.
- Viêm mạch: Là một loại rối loạn khiến các mạch máu của cơ thể bị viêm. Tiểu cầu có thể dính vào những nơi mạch máu bị tổn thương và hình thành cục máu đông.
- Bệnh tiểu đường: Đây là một trong những bệnh lý làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám trong động mạch, có thể gây ra các cục máu đặc nguy hiểm. Gần 80% những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến cục máu đông.
- Suy tim: Đây là tình trạng tim bị tổn thương hoặc suy yếu. Khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, lưu lượng máu chậm lại có thể hình thành cục máu đông.
- Thừa cân và béo phì: Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Ở Người Trẻ
Máu đặc ở các chi
Một số bệnh lý dẫn đến tình trạng máu đặc ở các chi như:
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Bệnh lý gây ảnh hưởng đến các tĩnh mạch sâu của chân. Cục máu đông trong tĩnh mạch có thể vỡ ra và di chuyển theo dòng máu. Khi cục máu đông di chuyển đến phổi và chặn dòng máu gây nên tình trạng thuyên tắc phổi.
- Bệnh động mạch ngoại biên: Khiến các động mạch bị thu hẹp và tắc nghẽn ở các vùng quan trọng khác nhau của cơ thể. Các động mạch cứng ở vùng động mạch vành là, hạn chế cung cấp máu cho cơ tim gây ra tình trạng xơ vữa trong các động mạch cung cấp máu cho não.
Các yếu tố khác
Có rất nhiều yếu tố khác có thể dẫn đến máu đặc khác như:
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông không mong muốn và làm cho các tiểu cầu kết dính với nhau nhiều hơn. Ngoài ra nó cũng làm hỏng lớp niêm mạc của mạch máu, có thể gây ra các cục máu đông.
- Tăng mức homocysteine có thể làm hỏng lớp lót bên trong của động mạch.
- Mang thai: Phụ nữ có nhiều khả năng hình thành cục máu đông do sự gia tăng tiểu cầu và các yếu tố đông máu. Ngoài ra, tử cung cũng có thể chèn ép các tĩnh mạch làm chậm lưu lượng máu, có thể dẫn đến tình trạng máu đặc
- Không hoạt động quá lâu có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
- Sử dụng thuốc tránh thai có thể làm chậm lưu lượng máu và gây đông máu.
- Một số loại bệnh ung thư làm gia tăng các protein làm đông máu.
- Bệnh nhân bị HIV và đang áp dụng các phương pháp điều trị HIV.
- Mất nước khiến mạch máu thu hẹp và máu đặc lại, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Máu đặc phải làm sao? Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Khi phát hiện bệnh máu đặc bệnh nhân không còn sự lựa chọn nào khác chính là điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Có như vậy mới hạn chế được những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.
Nếu bệnh do yếu tố di truyền thì chúng ta không có cách nào để phòng bệnh. Nhưng hiện nay các nghiên cứu mới nhất cho thấy tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh máu đặc và gây tử vong cao. Vậy nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh.
Bên cạnh đó là kết hợp với những loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ thiên nhiên sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Bepharin – với thành phần từ những loại thảo dược quý giúp phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Đây là sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng, được các bác sĩ đầu ngành khuyên dùng.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi máu đặc phải làm sao. Liên hệ ngay với Ondinhtieuduong.com để được tư vấn hỗ trợ về phác đồ phòng và điều trị bệnh nhé!
Thông tin liên hệ:
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com