Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, rất nhiều người biết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị của bệnh này. Trong bài viết dưới đây, ondinhtieuduong.com sẽ chia sẻ tất tần tật giúp bạn hiểu rõ hơn.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu thế nào là viêm khớp nhiễm khuẩn?
Đây là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp do vi khuẩn xâm nhập. Khu vực nhiễm khuẩn sẽ bị sưng tấy và đau gây nên khó chịu cho người bệnh. Căn bệnh này có thể xảy ra khi chấn thương xuyên thấu khiến vi trùng xâm nhập trực tiếp vào khớp. Những khu vực bị nhiễm trùng có thể là khớp vai, khớp cổ tay, khớp hông, khớp gối, khớp mắt cá chân, khuỷu tay.
Nhiễm khuẩn ở khớp nguyên nhân do đâu?
Căn bệnh này xảy đến do nhiều tác nhân gây ra như virus, vi khuẩn, nấm. Một trong những loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất đó chính là Staphylococcus aureus hay tụ cầu vàng. Chúng thường xuất hiện và sinh sống trên da khỏe mạnh.
Tình trạng khớp nhiễm khuẩn còn có thể xảy ra do da nhiễm khuẩn hoặc đường tiết niệu nhiễm khuẩn. Những tác nhân này sẽ theo đường máu và đi đến khớp gây viêm. Thêm vào đó, màng hoạt dịch khớp lại có sức đề kháng yếu và cơ thể phải phản ứng trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh. Từ đó làm tăng áp lực trong ổ khớp và khiến tình trạng tổn thương khớp thêm nặng.
Viêm khớp nhiễm khuẩn có những triệu chứng nào?
Nắm rõ những triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng.
- Bị sốt cao
- Cảm thấy đau ở khớp nhất là khi vận động, di chuyển
- Các khớp bị đỏ, sưng
- Khu vực khớp bị ảnh hưởng luôn nóng và ấm.
Ngoài những dấu hiệu kể trên, nếu trẻ em mắc phải bệnh còn có những biểu hiện khác như:
- Ăn uống không cảm thấy ngon miệng
- Luôn trong tình trạng bất ổn
- Tim thường đập nhanh và cảm thấy khó chịu
Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn
Để có thể phòng tránh được căn bệnh này, bạn có thể chú ý đến những yếu tố nguy cơ như sau:
Những vấn đề xuất hiện ở tại khớp
Bệnh lý mạn tính hoặc tình trạng liên quan đến khớp đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khớp. Do đó, những ai đang mắc bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, chấn thương khớp, gút,…thì cần phải thật cẩn thận.
Những ai đang dùng thuốc chữa khớp dạng thấp
Người bệnh đang mắc viêm khớp dạng thấp sẽ rất dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Bởi vì, loại thuốc này có thể gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch làm cho bệnh dễ xảy ra.
Những ai có da dễ bị tổn thương
Da bị tổn thương và không dễ phục hồi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hoặc những người bị vảy nến hay viêm da dị ứng thì cũng cần cẩn trọng. Bởi vì, các vết thương trên da có thể khiến cho nguy cơ bị nhiễm khuẩn khớp cao hơn.
Người có hệ miễn dịch yếu
Hệ miễn dịch suy yếu sẽ không thể chống chọi lại được với sự xâm nhập của vi khuẩn. Vậy nên, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thông thường, những bệnh nhân bị đái tháo đường hay mắc các bệnh về gan, thận sẽ rất dễ bị bệnh nhiễm khuẩn khớp.
Khớp bị chấn thương
Nếu bị động vật cắn hay bị vết thương xuyên qua khớp thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Điều này sẽ khiến nguy cơ bị bệnh cao hơn so với lúc bình thường.
> Tìm hiểu thêm:
- Viêm khớp chườm nóng hay lạnh? Lưu ý khi chườm nóng và chườm lạnh
- Top 10 các loại rau tốt cho xương khớp nên bổ sung
Phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn được áp dụng hiện nay
Những người khi phát hiện ra bệnh này sẽ được điều trị theo hai phương pháp cơ bản như sau:
Chọc hút dịch khớp
Với những khớp viêm thì sẽ được chọc hút để cải thiện tình trạng. Đây là bước khá quan trọng trong khi điều trị khớp nhiễm khuẩn. Các bác sĩ sẽ dùng kim hút dịch thông qua nội soi khớp hoặc phẫu thuật đối với khớp háng.
Dùng kháng sinh cho người bệnh
Dựa trên loại vi khuẩn, bác sĩ sẽ chọn giải pháp dùng kháng sinh cho bệnh nhân. Quá trình điều trị sử dụng kháng sinh sẽ kéo dài từ 2 đến 6 tuần. Trong khi dùng kháng sinh, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như nôn, dị ứng, tiêu chảy,…Do đó, người bệnh cần phải chuẩn bị tinh thần kỹ càng để không bị lo lắng hay bất ngờ.
Bên cạnh việc điều trị, mỗi người luôn phải có ý thức phòng ngừa bệnh. Ngoài những bí quyết quen thuộc như ăn uống lành mạnh, sống khoa học thì cần bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp. Ancoplus là thảo dược xương khớp được nhiều người ưa chuộng và tin dùng hiện nay. Sản phẩm này được làm từ các loại nguyên liệu quý hiếm từ tự nhiên nên khá lành tính với công dụng mạnh gân, giảm đau và hạn chế tê mỏi tay chân.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn. Qua đó, mỗi người sẽ có thêm kiến thức để nhận biết và thăm khám sớm để tránh bệnh chuyển bệnh nghiêm trọng.